Xuất bản thông tin

null Đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam

Chi tiết bài viết TIN TỨC

Đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam

Tiếp nối chuỗi về đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ngày 15/10, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực trạng và giải pháp. Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Theo ý kiến của ông Lê Vân Trình- Chủ tịch Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam cho biết, Liên hiệp Hội Việt Nam cần đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước; Chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; Tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích phong trào sáng tạo của quần chúng trong hoạt động khoa học và công nghệ trong đó mở rộng thêm việc trao giải thưởng cho các sinh viên đại học, các trí thức tương lai, các đề xuất hoặc dự án nghiên cứu triển khai xuất sắc. Kinh phí do các trường đại học đóng góp; Tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, thực hiện giám sát hoạt động nghề nghiệp và các dịch vụ công theo quy định của pháp luật; Tham gia phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động xã hội khác.

Còn đối với ý kiến của ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng Liên hiệp Hội Việt Nam cần chủ động tổ chức và tạo điều kiện cho các hội thành viên hoặc nhóm hội thành viên chủ động thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Liên hiệp Hội cần thống nhất với Bộ Khoa học và công nghệ , Bộ tài chính xác định rõ phạm vi, nội dung, phương pháp và cơ chế tài chính để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các hội thành viên. Liên hiệp Hội cần chủ trì một số hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo điều kiên và chỉ đạo các Hội thành viên hoặc nhjosm hội thành viên chủ trì tư vấn , phản biện và giám định xã hội các dự án Luật, các chính sách theo từng lĩnh vực. Liên hiệp Hội chủ trì huy động các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm tham gia góp ý vào các dự án luật, các chính sách của nhà nước, tham gia thẩm định các đề án, các chiến lược phát triển. Thay đổi phương thức tổ chức nghiên cứu khoa học, phổ biến khoa học kỹ thuật , trong đó có việc thực hiện chức năng tư vấn và phản biện trong các Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật. Đồng thời, Liên hiệp Hội chủ trì cùng các Hội thành viên yêu cầu và thuyết phục các ngành liên quan đặt hàng để triển khai hoạt động ở tầm vĩ mô đối với các đề án, dự án quan trọng, liên quan nhiều tới lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

Ngoài ra, Liên hiệp Hội cần tạo lập môi trường cho hoạt động khoa học công nghệ và phát huy vai trò của trí thức. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. Bảo đảm vấn đề tự do học thuật của đội ngũ trí thức tại các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu. Trong không ít trường hợp những ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nhân, mới nghe rất khó chấp nhận, rất trực diện, thăng thắn, nhưng chứa đựng những luận cứ chắc chắn, hàm chứa những giá trị khoa học mang tình chuyên môn sâu, không deẽ nhận ra ngay, ông Thanh cho hay.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến và thảo luận như có kế hoạch và biện pháp thu hút tập hợp đông đảo hơn nữa các nhà trí thức cả trong ngoài nước tham gia hoạt động của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên.

Cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân. Cần quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức có chất lượng, có năng lực sáng tạo; xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa, đạo đức, có khát vọng lam giàu, có năng lực kinh doanh và quản trị kinh doanh.

Cần nhận thức đầy đủ vai trò vị trí, trách nhiệm và sự đóng góp của độ ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân vào đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế. Trong không ít trường hợp, các nhà trí thức cũng đồng thời là doanh nhân, ngược lại các doanh nhân, doanh nhân trong nhiều nghề nghiệp cũng là những trí thức có tâm thế và năng lực nghiên cứu sáng tạo.

Liên hiệp Hội chủ động kiến nghị với Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, tôn vinh các doanh nhân, các nhà công thương. Trong kinh tế thị trường ở Việt nam, các nhà trí thức, các nhà công thương không chỉ sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ, sản phẩm vật chất cho xã hội, biết làm giàu, mà còn góp phần tích cực kiến quốc và thực hiệ các trách nhiệm xã hội. Cơ chế, chính sách của nhà nước cần hoàn thiện, đổi mới để đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân có thể sống, hoạt động và phát triển nghề nghiệp, phát triển năng lực sáng tạo bằng chính công sức, lao động, trình độ, tài năng, phẩm chất và uy tín của mình và tổ chức khoa học, tổ chức nghề nghiệp.

Nguồn: LHH VN