Xuất bản thông tin

null Tỉnh uỷ Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 18/10/2022, thay thế Kế hoạch số 132-KH/TU ngày 27/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất một số tổ chức hội thuộc tỉnh Đồng Tháp

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Tỉnh uỷ Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 18/10/2022, thay thế Kế hoạch số 132-KH/TU ngày 27/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất một số tổ chức hội thuộc tỉnh Đồng Tháp

Nội dung Kế hoạch có nhiều điểm mới:

1. Về loại hình tổ chức Hội quần chúng, phân làm 02 loại hình: Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (loại hình này phân làm 02 nhóm: Nhóm tổ chức hội được Đảng và Nhà nước giao biên chế và cấp kinh phí hoạt động theo biên chế được giao, gồm 05 hội: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị; Liên minh Hợp tác xã; Hội Văn học Nghệ thuật; Hội Chữ Thập đỏ (sáp nhập Hội Người mù và Hội Đông Y vào). Nhóm tổ chức hội được Đảng và Nhà nước khoán kinh phí hoạt động (gồm 07 tổ chức hội: Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin và Bệnh nhân nghèo; Hội Y học; Hội Nhà báo; Hội Luật gia; Hội Khoa học Lịch sử; Hội Người Cao tuổi; Hội Khuyến học). Tất cả 17 hội thuộc loại hình này, trước đây gọi chung là hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội quần chúng khác (gồm 48 hội), hoạt động theo nguyên tắc “3 tự”: Tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; tổ chức hội và hội viên hoạt động theo điều lệ và tuân thủ pháp luật.

2. Mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động quy định có khác nhau: Mô hình tổ chức hội hoạt động theo hệ thống 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) gồm: Hội Chữ Thập đỏ; Hội Khuyến học; Hội Người Cao tuổi. Mô hình tổ chức hội hoạt động theo hệ thống 02 cấp (tỉnh, huyện) gồm: Hội Luật gia. Các hội quần chúng còn lại chỉ hoạt động ở phạm vi cấp Tỉnh với mô hình là tổ chức hội. Đối với cấp huyện, cấp xã đang có tổ chức hội thuộc nhóm này còn hoạt động thì chuyển sang mô hình tổ chức là chi hội cấp Tỉnh hoặc cấp huyện. Mô hình chi hội không có con dấu, không có tư cách pháp nhân.

Tổ chức hội có phạm vi hoạt động theo hệ thống 03 cấp, 02 cấp trong Tỉnh thống nhất áp dụng chung Điều lệ của tổ chức cấp Trung ương; các tổ chức hội chỉ hoạt động ở phạm vi cấp Tỉnh thì áp dụng Điều lệ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

3. Về cơ chế giao việc, uỷ thác nhiệm vụ: Các cấp uỷ có trách nhiệm giao nhiệm vụ đối với các tổ chức hội; giao một số dịch vụ công cho các hội quần chúng thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của từng tổ chức hội; Uỷ ban nhân dân cùng cấp bảo đảm kinh phí cho tổ chức hội thực hiện nhiệm tốt nhiệm vụ được giao. Uỷ ban nhân dân các cấp uỷ thác nhiệm vụ cho các hội quần chúng thực hiện một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời báo cáo, xin chủ trương cấp uỷ cùng cấp và đảm bảo kinh phí cho tổ chức hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được uỷ thác.

Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ cụ thể đối với một số cơ quan liên quan để tham mưu, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch. Đáng chú ý có nội dung xây dựng phương án trình Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Nghị quyết quy định đặc thù từ ngân sách địa phương về chế độ, chính sách, thù lao cho người hoạt động trong các tổ chức hội; nghiên cứu điều chỉnh mở rộng đối tượng được hưởng thù lao đối với lao động trong các tổ chức hội cấp xã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (kể cả người đã nghỉ hưu và không là người nghỉ hưu).

ĐỨC THUẬN